Thứ Năm, 27 tháng 6, 2013

Bán baba tại hà nội

Hotline 0982381235 Ngày xưa chỉ có các bậc vua chúa, các vương tôn công tử hoặc quý tộc trong giới thượng lưu mới được ăn Baba vì món ăn Baba không dành cho lớp thường dân. Nhưng ngày nay, việc thưởng thức bữa ăn Baba không còn là xa lạ đối với mỗi chúng ta. Là một món ăn, vị thuốc quý báu mà thiên nhiên ban tặng cho con người, thịt Baba ngoài tính năng giải độc còn là thuốc bồi bổ cơ thể, phục hồi nguyên khí, chống lão hóa... Điều đó có phần công sức lớn của các công ty cung cấp Baba, đưa món ăn, vị thuốc quý từ các miền sơn cước về đô thị phồn hoa.
Là đơn vị hàng đầu về: Cung cấp thịt Baba thương phẩm tại thành phố Hà nội và các tỉnh lân cận. Từ các cơ sở sản xuất là hệ thống các đầm hồ tự nhiên trên vùng miền núi cao của các huyện Lục ngạn; Sơn động bắc giang chúng tôi cung cấp Baba thịt trên Tại Hà nội. Hội tụ tinh hoa của thiên nhiên núi cao sản phẩm Baba thịt của chúng tôi có hương vị tinh tuý, tự nhiên chắc chắn sẽ hài lòng quý khách. Đặc biệt, nếu quý khách có nhu cầu chúng tôi nhận phục vụ chế biến tại nhà.
Liên hệ: Công ty thương mại dịch vụ Tuấn Thảo
P1406 toà nhà 789 Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội
Call: Tuấn Thảo ( Mr) Mobile:0982381235

Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2013

Địa chỉ bán baba tại Hà nội

Là nhà cung cấp baba thương phẩm, baba thịt lâu năm trên địa bàn Hà nội, chúng tôi cam kết cung cấp baba có chất lượng thịt tốt nhất với giá thành cạnh tranh nhất trên thị trường.

Liên hệ:    Công ty thương mại dịch vụ Tuấn Thảo

           P1406 toà nhà 789  Mỹ Đình – Từ Liêm – Hà Nội

               Call: Tuấn Thảo ( Mr)

                                    Mobile:0982381235
                                Email: tuan.stylish@gmail.com

Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Cách chế biến món ăn từ Baba

Ba Ba Nấu Rượu Vang


Ba ba kết hợp với rượu vang sẽ tạo nên món ngon có hương vị lạ.
Nguyên liệu
1 con ba ba 1,4 kg
100g thịt heo nạc vai hoặc ba chỉ
500g xương heo
Hành, tỏi, tía tô, lá lốt, mẻ, gừng, gia vị (bột nêm, nước mắm), đường, rượu vang đủ dùng.
Những món ngon "đỉnh" từ ba ba, Ẩm thực, am thuc, ba ba, chuoi xanh, tau hu, ruou vang, tiem thuoc bac
Cách làm:
Xương heo rửa sạch, ninh nhừ để làm nước dùng.
Ba ba rửa sạch, chặt miếng. Phi thơm hành, tỏi rồi cho ba ba vào rang cháy cạnh, nêm gia vị, đường và đổ một ít rượu vang + nước dùng vào đun nhỏ lửa đến khi thịt ba ba chín mềm. Ăn nóng.
Ba ba tiềm thuốc bắc
Ba ba tiềm bắc giúp bồi bổ sức khỏe cho người mới ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh.
Nguyên liệu:
1 con ba ba 1,3 – 1,5kg
300g thuốc bắc (bán trong tiệm thuốc bắc gồm hoài sơn, sinh địa, củ sâm, táo tàu…)
Những món ngon "đỉnh" từ ba ba, Ẩm thực, am thuc, ba ba, chuoi xanh, tau hu, ruou vang, tiem thuoc bac
Cách làm:
Ba ba cắt tiết lúc còn sống, rửa sạch, để ráo nước.
Để nguyên con hoặc chặt ra từng miếng tùy theo nhu cầu, ướp với muối, bột ngọt, tiêu, đường, ớt khoảng 15 phút.
Rửa nhanh thuốc bắc qua nước cho sạch. Cho cùng lúc ba ba, thuốc bắc vào nồi đất hoặc sứ, đun nhỏ lửa trong 3 giờ để không làm mất chất của thuốc bổ, và giữ được hương vị thơm ngon của thịt ba ba.

Ba Ba Nấu Chuối Xanh

Ba ba nấu chuối xanh, tàu hũ là món ngon giàu chất dinh dưỡng. Bạn có thể thực hiện món ăn này theo công thức dưới đây.
Nguyên liệu:
1 con ba ba khoảng 1,5kg
500g tàu hũ
5 trái chuối xanh
Tía tô, ngò, hành, tỏi, gia vị, nước mẻ, nước dùng vừa đủ.
Cách làm:
Ba ba làm thịt, rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Tàu hũ thái miếng, chiên vàng. Chuối xanh bỏ vỏ, xắt miếng, ngâm nước muối cho trắng và bớt chát.
Phi hành tỏi với dầu ăn, xào ba ba. Sau đó cho nước dùng, nước mẻ, nêm gia vị, cho chuối, tàu hũ vào nấu chín.
Rắc hành lá, rau thơm, ăn nóng.
Nguồn :
http://hn.24h.com.vn/am-thuc/nhung-mon-ngon-dinh-tu-ba-ba-c460a400866.html

Ba Ba Rang Muối


Ba ba là loại động vật được đưa vào làm thực phẩm từ xa xưa, không những thế, ba ba còn là một vị thuốc nếu biết sử dụng đúng cách. Ba ba có thể chế biến được nhiều món ăn ngon, song cách chế biến quen thuộc nhất trong dân gian là nấu chuối đậu với thịt gà.
Thế nhưng, có một món ăn được chế biến từ ba ba mà rất nhiều người không biết, là món ba ba rang muối. Đây là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc, nhưng đã được các đầu bếp của Việt Nam không chỉ học cách nấu mà còn sưu tầm, nghiên cứu đưa thêm các gia vị sẵn có của Việt Nam vào để mang đúng phong cách ẩm thực Việt nam.
Baba là loại thực phẩm quý, song phải biết chế biến đúng cách, nếu không sẽ phản tác dụng. Vì thế, để chế biến được baba, việc sơ chế đầu tiên là vô cùng quan trọng.
Trước tiên các đầu bếp phải làm sạch phần ngoài của baba sau đó cắt tiết, tiết baba được pha với rựợu trắng rồi sau đó tách phần mai, chân, đầu và mình, tránh vào ruột. Là loài quý nên công dụng của các vị thuốc đều có trong cơ thể con baba. Mật baba cũng là một bài thuốc khi hòa với rượu, có thể chữa được hoa mắt, chóng mặt, đào thải độc tố trong cơ thể.
Theo y học cổ truyền, mai baba được gọi là miết giáp có vị mặn, tính hàn, không độc vào 3 kinh can, phế và tỳ, có tác dụng bổ âm, ích khí, thanh nhiệt, tán kết, nhuận táo, giảm đau, điều kinh. Dược liệu được dùng chữa hao gầy, đau lưng, nhức xương, lao lực quá độ, khí huyết ngưng trệ, mồ hôi trộm, tiểu tiện ra sỏi, kinh nguyệt bế, sốt rét...
Món baba rang muối là món ăn khá độc đáo, bởi mùi vị, hình ảnh của con baba khi xếp lên đĩa gần như nguyên vẹn hình dáng của baba. Đây là kỹ thuật chế biến bảo đảm đúng các quy trình và đặc biệt phải giữ được mai của baba.
Để cho món ăn này trở lên hấp dẫn, đầu bếp của các nhà hàng Việt Nam phải biết cách sử dụng lửa cho phù hợp, đáp ứng được vị ngọt, thơm, độ mặn vừa đủ. Khi thịt baba được mang ra, các yếu tố riêng biệt của baba rang muối đạt chuẩn: bên ngoài giòn, bên trong mềm và hình dáng con baba rang muối phải được giữ nguyên.
Baba rang muối là một món ăn lạ miệng, nhưng càng ăn càng thấy hấp dẫn bởi người ăn sẽ cảm nhận được độ giòn của miếng thịt, độ ngậy đặc trưng của baba, mùi thơm của sả, của rau mùi.
Đây là món ăn đặc biệt thú vị đối với những buổi tụ họp gia đình, bạn bè. Ngoài món baba rang muối, từ baba, hầu hết các nhà hàng còn chế biến món baba nấu chuối đậu theo kiểu dân gian và làm món baba nấu rượu vang đỏ theo kiểu Hồng Kông rất phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam.

công dụng của thịt Baba

BA BA LÀ GÌ?
Ba ba, còn gọi là giáp ngư, nguyên ngư, đoàn ngư…, tên khoa học là Trionyx sinensis Wegman, là một loài bò sát ba móng, sống ở nước ngọt trong các ao, hồ, đầm, sông…trông giống như con rùa nhưng dẹt và lớn hơn. Ba ba có 4 chân, 2 chân trước dài, 2 chân sau ngắn, không có đuôi. Đầu có những vẩy nhỏ, hình nhiều cạnh, miệng có nhiều răng. Phần cứng che chở trên lưng và dưới bụng gọi là mai ba ba (miết giáp), trên có vết tích hình lục giác cấu tạo bằng chất sừng bóng có da phủ ngoài.
Ba ba ăn cá con, tôm, cua, ốc và thực vật thủy sinh, có khi ăn cả cây cỏ. Ba ba đẻ trứng vào đất cát ở mé nước. Người ta thu hoạch ba ba vào tháng 3 đến tháng 9, nhưng sản lượng cao nhất vào tháng 5 và tháng 7. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ ba ba rất lớn nên việc nuôi thả loại thủy sản này ngày càng phát triển bởi giá trị kinh tế khá cao.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA BA BA RA SAO?
Thịt ba ba có giá trị dinh dưỡng khá cao, trong mỗi 100g có 80g nước; 16,5g protid; 1,0g lipid; 1,6g carbohydrate; 107 mg Ca; 135g Iod; 1,4 mg Fe; 0,62 mg vitamin B1; 0,37 mg vitamin B2; 3,7 mg nicotinic acid; 13 đơn vị quốc tế Vitamin A…Ngòai ra, còn có chứa các chất khác như keo động vật, keratin (chất sừng), vitamin D…Mai ba ba có chứa keratin, chất đạm, vitamin D và iod.

BA BA CÓ CÔNG DỤNG NHƯ THẾ NÀO?
Theo dinh dưỡng học cổ truyền, thịt ba ba vị ngọt, tính bình, có công dụng dưỡng âm lương huyết, bổ hư nhuyễn kiên và kháng ung, thường được dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người tạng nhiệt, hay nóng trong, mồ hôi ra nhiều…, làm thuốc chữa các chứng bệnh như cốt chưng lao nhiệt (nóng chưng bốc ở tầng sâu bên trong, ra mồ hôi trộm, thường có ở bệnh lao phổi), cửu lỵ (lỵ mạn tính), cửu ngược (sốt rét dai dẳng), băng lậu (băng huyết, băng kinh, rong huyết, rong kinh), đới hạ (khí hư), loa lịch (lao hạch)…Thịt ba ba là thực phẩm rất thích hợp cho những người bị bệnh lao phổi, lao ngoài phổi, viêm gan mạn tính, xơ gan, đái đường, viêm thận, các bệnh lý ác tính sau khi dùng hoá trị liệu, nam giới thận yếu thuộc thể Can thận âm hư biểu hiện bằng các triệu chứng người gầy, hay hoa mắt chóng mặt, có cảm giác nóng sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, gò má đỏ, vã mồ hôi trộm, di mộng tinh, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, miệng khát họng khô, lưỡi đỏ…Thịt ba ba được dùng dưới dạng nấu cháo, om với chuối xanh và đậu phụ hoặc hầm nhừ.
Mai ba ba vị mặn, tính bình, có công dụng dưỡng âm thanh nhiệt, bình can tức phong, nhuyễn kiên tán kết, thường được dùng làm thuốc để chữa các chứng bệnh như hao gầy, lao lực quá độ, đau nhức trong xương, tiểu tiện ra sỏi, tích huyết sinh hòn cục, sốt rét sinh báng to (tẩm dấm nướng, tán thành bột uống với rượu); sốt rét lâu ngày (nướng vàng, tán nhỏ, uống mỗi lần 4g với nước gừng); trẻ em kinh giản (nướng, tán bột, hòa với sữa uống); đau lưng (kinh nghiệm của Tuệ Tĩnh dùng mai ba ba bôi sữa, nướng vàng, tán bột, mỗi lần uống 4g với rượu hâm nóng)…Trong sách Dược phẩm vậng yếu, Hải Thượng Lãn Ông đã ghi lại kinh nghiệm dùng mai ba ba để chữa lao gầy nóng trong xương, ôn ngược sốt cơn, sốt rét dai dẳng thành báng, trưng hà, mọc thịt thừa, trĩ, phụ nữ sau sinh bị lao, mụn mọc trong ruột, tiêu sưng hạ huyết ứ, bế kinh, rong huyết, thạch lâm (sỏi tiết niệu)…

Đầu ba ba dùng rượu tẩm kỹ, phơi trong bóng mát cho khô rồi đốt cháy tồn tính, có thể chữa được cam sài lở ngứa ở trẻ em, phụ nữ sau sinh bị sa tử cung, lở ngứa âm hộ, đàn ông thoát giang (lòi dom), trĩ sa nhiều hoặc quy đầu lở loét (đầu ba ba khô tán thành bột, hòa với dầu thực vật xoa sau khi đã rửa sạch bằng nước sắc ngải cứu). Máu ba ba có thể chữa chứng nhãn khẩu oa tà (liệt dây thần kinh VII ngoại vi), lao xương khớp, thoát giang, trẻ em sốt rét, có báng tích, bị cam sài. Người ta còn pha máu ba ba với rượu uống nóng để phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy. Máu ba ba ngâm mật ong có thể trị bệnh đái đường, hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh đường ruột…Mỡ ba ba đem rán thành dạng mỡ nước dùng bôi ngòai để chữa bỏng, vết thương, vết loét, mụn nhọt, bệnh trĩ. Trứng ba ba lấy lòng đỏ gói lá chuối, nướng chín hoặc rán không có mỡ ăn chữa kiết lỵ mạn tính, lòng trắng dùng bôi chữa trĩ. Mật ba ba trị được những chứng bĩ khối (khối tích trong ổ bụng), báng tích, trĩ lậu (trĩ có lỗ dò)… 

Với các cơ sở sản xuất là hệ thống các đầm hồ tự nhiên trên vùng miền núi cao của các huyện Lục ngạn; Sơn động Bắc giang nên sản phẩm Baba thịt của chúng tôi có hương vị tinh tuý, tự nhiên chắc chắn sẽ hài lòng quý khách.


Liên hệ: Công ty thương mại dịch vụ Tuấn Thảo P1406 toà nhà 789 Mỹ Đình -- Từ Liêm -- Hà Nội Call: Tuấn Thảo ( Mr) Mobile:0982381235 Email: tuan.stylish@gmail.com

Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Website counter

Thứ Sáu, 22 tháng 2, 2013

Hình ảnh Baba thương phẩm




Kỹ thuật nuôi Baba



Kỹ thuật nuôi Ba Ba
Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae. Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.
Ba ba hoa còn gọi là ba ba trơn, phân bố tự nhiên chủ yếu ở các vùng nước ngọt thuộc đồng bằng sông Hồng.
Ba ba gai phân bố tự nhiên chủ yếu ở sông, suối, đầm hồ, miền núi phía Bắc.
Lẹp suối, còn gọi là ba ba suối, thấy ở các suối nhỏ miền núi phía Bắc, số lượng ít hơn ba ba gai, cỡ nhỏ hơn hai loài ba ba trên.
Cua đinh, phân bố tự nhiên ở vùng Tây Nguyên, Đông và Tây Nam bộ, dân các tỉnh phía Bắc gọi là ba ba Nam bộ, ba ba miền Nam để phân biệt với các loài ba ba ở phía Bắc.
Về tên khoa học của các loài ba ba trên, một số tài liệu phân loại đã ghi: Ba ba hoa là Trionyx sinensis, ba ba gai là Tryonyx steinachderi, ba ba Nam bộ là Trionyx cartilagineus. Chúng tôi chưa có điều kiện đi sâu về việc xác định tên khoa học cho ba ba và cách phân loại chi tiết 4 loài ba ba trên. Dưới đây chỉ giới thiệu cách phân biệt nhanh nhất, giúp cho những người nuôi ba ba và người mua ba ba khỏi nhầm lẫn.
Cách phân biệt nhanh nhất là dựa vào màu da bụng và hoa vân trên bụng.
Da bụng ba ba hoa lúc nhỏ màu đỏ, khi lớn màu đỏ nhạt dần, khi đạt cỡ 2 kg trở lên gần như màu trắng. Trên nền da bụng điểm khoảng trên dưới 10 chấm đen to và đậm, vị trí từng chấm tương đối cố định, các chấm đen này loang to nhưng nhạt dần khi ba ba lớn đần, khi đạt cỡ trên 2 kg phải quan sát kỹ mới thấy rõ.
Da bụng ba ba gai màu xám trắng, trên điểm rất nhiều chấm đen nhỏ, làm da bụng có màu xám đen lúc nhỏ và xám trắng lúc lớn.
Ba ba suối da bụng màu vàng bóng, không có chấm đen.
Ba ba Nam bộ da bụng màu trắng, không có chấm đen.
Ngoài da bụng, có thể căn cứ vào các nốt sần trên lưng, trên diềm cổ, và trên cổ của ba ba để phân biệt chúng.
2. Tập tính sinh sống của ba ba:
Ba ba có một số tập tính sinh sống đặc biệt:
Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.
Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn. Ba ba thở bằng phổi là chính nên thỉnh thoảng phải nhô lên mặt nước để hít thở không khí. Mùa đông lạnh, cường độ hô hấp nhỏ, ba ba có thể rút trong bùn ở đáy ao, dựa vào cơ quan hô hấp phụ trong cổ họng để thở, cơ quan hô hấp phụ tựa mang cá, ba ba lấy oxy trong nước và thải CO2 trong máu vào nước qua cơ quan này. Ba ba lên khỏi mặt nước khi có nhu cầu di chuyển, đẻ trứng, phơi lưng...
Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.
Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ. Ba ba thích sống nơi yên tĩnh, ít tiếng ồn, kín đáo. Khi thấy có tiếng động mạnh, có bóng người hay bóng súc vật đến gần, chúng lập tức nhảy xuống nước lẩn trốn. Tính hung dữ của ba ba thể hiện ở chỗ hay cắn nhau rất đau, con lớn hay cắn và ăn tranh mồi của con bé, bị đói lâu có thể ăn thịt con bé. Khi có người hoặc động vật muốn bắt nó, nó có phản ứng tự vệ rất nhanh là vươn cổ dài ra cắn.
3.Tính ăn:
Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.
Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn. Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du (thủy trần), giun nước (trùng chỉ) và giun quế loại nhỏ. Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến... Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
4. Sinh trưởng:
Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ cỡ lớn hơn. Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 100-200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5-0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam. Ba ba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi ba ba hoa.
5. Sinh sản:
Ba ba hoa cỡ 0,5kg mới bắt đầu đẻ trứng lần đầu, tuổi tương ứng là 2 năm. Ba ba gai cỡ 2 kg trở lên mới bắt đầu đẻ trứng. Trứng ba ba thụ tinh trong.
Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng. trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp. Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.
Trứng ba ba phần lớn hình tròn như hòn bi, màu trắng.
Ba ba càng lớn đẻ trứng càng to và càng nhiều.
Ba ba hoa cỡ khoảng 500g đẻ 1 lứa từ 4-6 trứng, đường kính trứng từ 17-19mm, trọng lượng 3-4g/quả. Ba ba hoa cỡ 1-1,5kg mỗi lứa đẻ từ 8-15 trứng, đường kính trứng 20-23mm, trọng lượng 4-7g; ba ba cỡ 2-3kg có thể đẻ 20-30 trứng một lứa. Trứng ba ba gai lớn hơn trứng ba ba hoa. Ba ba Nam bộ cỡ 4-4,5kg/con, đẻ trứng nặng từ 20-25g/quả.
Ba ba có thể đẻ từ 2-5 lứa trong 1 năm, ba ba cái càng lớn, chế độ nuôi vỗ cho ăn càng tốt đẻ càng nhiều lứa, mỗi lứa cách nhau từ 25-30 ngày.
Tại các tỉnh phía Bắc, một số gia đình có sổ ghi chép theo dõi, bình quân cả đàn ba ba nuôi trong ao 1 năm đẻ 3, 5 lứa, số trứng ba ba đẻ thu được từ 40-55 quả trên 1kg ba ba cái cỡ từ 1-1,5kg.
6. Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng:
Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh phía Bắc: một số con đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 ( dương lịch ), đẻ rộ trong các tháng 5,6,7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8,9,10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.
Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12. Từ giữa tháng 12 đến hết tháng 2 thời tiết lạnh nhiệt độ nước dưới 180C, có khi dưới 150C ba ba không ăn và không lớn. Các tháng ba ba sinh trưởng nhanh nhất là từ tháng 5 đến tháng 10.
Ba ba hoa nuôi ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: hầu như ăn mồi quanh năm, sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm, do khí hậu ấm áp quanh năm không có mùa đông lạnh như các tỉnh phía Bắc. Trong vùng này, nhiệt độ nước các ao nuôi ba ba trong năm dao động chủ yếu trong phạm vi từ 24-32oC, ít khi dưới 22oC hoặc trên 33oC. Những nơi có điều kiện cấp nước tốt có thể khống chế được nhiệt độ nước trong phạm vi thích hợp nhất từ 26-30oC.
Mục lục
[ẩn]
Môi trường đất, nước
Ba ba thích sống ở sông, suối, đầm, hồ nước sạch, đáy cát hoặc đất sét, ăn động vật : giun, tôm, cá, ốc...
Nuôi ba ba chủ động phải dùng các thức ăn động vật như: trùn quế, tôm, cá, ốc, phế phẩm lò mổ... Thức ăn thừa và phân ba ba thải ra làm cho nước thối bẩn; ở mức độ nhẹ ba ba ít ăn, nặng sẽ không ăn, ba ba gầy đi, bệnh tật phát triển làm cho ba ba chết.
Các ao nuôi ba ba thuộc vùng đất bạc màu, lượng N, P, K trong dất thấp, nước cũng nghèo các chất dinh dưỡng, ao nuôi ba ba có các thức ăn động vật, nước ít bị nhiễm bẩn, ba ba nuôi ít bệnh ăn khoẻ, phát triển nhanh, nước lại được thay dễ dàng. Thực tế nuôi ba ba 5 năm qua của các tỉnh miền núi Yên Bái, Lâm Đồng, Đắc Lắc, ba ba hoa nuôi lớn nhanh, 1 năm nuôi có thể tăng trọng từ 1 kg trở lên, ba ba gai có thể tăng trọng nhanh hơn, ba ba không bị bệnh, trên 300 gia đình nuôi phần lớn đều có lãi, có hộ lãi 30-40 triệu đồng 1 năm. Cơ sở phát triển nhanh, bước đầu có hàng hoá xuất bán. .
Ngược lại các tỉnh đồng bằng: đất nước màu mỡ, lượng muối dinh dưỡng (N, P, K) cao, ba ba nuôi phải thay nước hàng tuần, nếu không nước sẽ dễ thối bẩn do thức ăn thừa và phân thải ra, ba ba ít ăn gầy đi, bệnh tật phát sinh làm cho ba ba chết hoặc chậm lớn, 1 năm nuôi chỉ tăng 200-300g.
Vùng nước giao lưu nước ngọt và nước lợ: nuôi ba ba cũng tốt, nước triều lên xuống, nước trong ao được thay đổi thường xuyên, nước sạch ba ba ăn đều nên tốc độ tăng trọng nhanh, nuôi có hiệu quả.
Tóm lại, môi trường đất và nước có vai trò hết sức quan trọng đối với việc nuôi ba ba: nếu đất nước bạc màu, hàm lượng N, P, K trong đất, nước thấp thì thích hợp với việc nuôi ba ba. Vì vậy các tỉnh miền núi, trung du nuôi ba ba tốt hơn các tỉnh đồng bằng đất nước màu mỡ. Vùng đất nước lợ, ngọt giao lưu cũng nuôi ba ba được, vùng này thức ăn nhiều giá thành nuôi hạ, có hiệu quả.
Công trình nuôi
Công trình nuôi được trình bày chi tiết ở phần kỹ thuật. qua thực tế cho thấy, công trình nuôi phải liên hoàn: có ao nuôi ba ba bố mẹ để sản xuất, ba ba giống để nuôi thành ba ba thương phẩm gối vụ nhau, năm thứ nhất đẻ ương nuôi đạt cỡ 200-300g cho năm thứ hai nuôi đối với miền Nam và năm thứ ba nuôi đối với miền Bắc. Bên cạnh ao nuôi ba ba bố mẹ có nơi đẻ, ấp và ương giống. Nuôi ba ba thương phẩm cần chú ý hệ thống bảo vệ và hệ thống thay nước liên hoàn.
Các tỉnh miền núi, trung du cần kết hợp gắn công trình nuôi với suối nước chảy, hệ thống sông máng hồ chứa nước để sử dụng được nguồn nước trong vào thay, tăng nước dễ dàng.
Các tỉnh vùng ven biển: phải gắn với nguồn nước triều lên xuống giữa ngọt và lợ (nồng độ muối 4-5%o), dễ thay nước ba ba ít bị bệnh.
Những nơi đồng bằng: nguồn nước khó khăn, có thể dùng nước giếng khoan bơm lên tăng cường thay nước hoặc ương ba ba giống, giếng nước có hàm lượng sắt cũng giúp cho ba ba đỡ bị bệnh.
Công trình nuôi đều phải xây vững chắc, tường cắm sâu xuống đáy (tránh ba ba đào) trên mặt tường có mũ, góc phải trát nhẵn đánh bóng không cho ba ba leo ra. Tường cao hơn mặt nước cao nhất 0,6 – 0,8m.
Về giống nuôi
Phần sản xuất giống được nói kỹ trong sách. Để cho năng suất, tỷ lệ đạt cao, việc nuôi vỗ ba ba bố mẹ sau khi đẻ là yếu tố quyết định chính lượng trứng và tỷ lệ thụ tinh cao. Ba ba bố mẹ lớn số lượng trứng nhiều, ba ba con nở ra lớn và tỷ lệ sống cao, khoẻ mạnh, khi nuôi thành giống đều, khoẻ, nuôi thành ba ba thương phẩm phát triển nhanh.
Ương ba ba giống thức ăn tốt nhất là giun, cá mè luộc cho ăn ngày 2 lần, sáng và chiều tối. 2-3 ngày phải thay nước. Giống ba ba nuôi tỷ lệ sống cao hơn, nuôi nhanh lớn, ít bệnh hơn.
Thức ăn
Ba ba ăn động vật, bắt mồi tĩnh, không phải động vật đuổi bắt mồi. Các loại cá, tôm băm thái cho ăn phải được rửa sạch nhớt, máu mới thả xuống bãi hoặc giàn cho ăn, tránh làm thối, nhiễm bẩn nước trong ao nuôi.
Thức ăn: tập trung cho ăn tích cực đối với ba ba bố mẹ từ tháng 6,7,8,9 cho ba ba béo, hình thành trứng, qua đông vỗ tiếp ba ba đẻ vào tháng 4, chất lượng sẽ tốt, tỷ lệ nở cao.
Loại thức ăn hiện nay tốt nhất vẫn là cá biển tươi băm thái cho ăn, các loại cá tạp chất lượng kém hơn. Ngoài ra phải bổ sung trùn quế, ốc cho ba ba, nhất là ba ba sinh sản.